Khái niệm Thành phố thông minh ở Việt Nam

Forbes Việt Nam: Ở quốc gia đang phát triển như Việt Nam, khái niệm TPTM được giữ nguyên hay có sự điều chỉnh cho phù hợp?

Phan Thanh Sơn: Khái niệm TPTM xuất hiện từ cuối những năm 1990 và có nhiều sự thay đổi, tiến hóa theo thời gian và Việt Nam cũng đi khá sát theo sự phát triển đó về nhận thức. Thời gian đầu, TPTM thường được hiểu là đưa hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý, vận hành đô thị.

Khái niệm Thành phố thông minh ở Việt Nam

Đến giữa những năm 2000, việc xây dựng TPTM đặt vai trò của “hạ tầng mềm” (xã hội, nguồn lực con người, sự tham gia của người dân/ doanh nghiệp) lên trên vai trò CNTT. Từ 2010 đến nay, TPTM là sự kết hợp giữa hạ tầng cứng (công nghệ CNTT và các tiến bộ công nghệ) và hạ tầng phần mềm,

Khái niệm Thành phố thông minh tại Việt Nam

hướng đến việc cung cấp một cách bền vững cuộc sống chất lượng cao cho cư dân và dịch vụ/ môi trường kinh doanh chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho người dân và doanh nghiệp.

Nguyễn Việt Long: Có nhiều thách thức được đặt ra khi tiến hành xây dựng TPTM, chẳng hạn như vấn đề huy động và phân phối nguồn lực như thế nào để tránh đầu tư dàn trải. Đôi khi việc đầu tư, duy trì, bảo dưỡng các công nghệ còn tốn kém hơn lợi ích mà nó mang lại. Ngược lại, việc chọn đúng điểm để đầu tư sẽ tạo ra lực bẩy nâng cao đời sống kinh tế – xã hội.

Biết rõ những thách thức đó, nhiều tỉnh, thành phố trên thế giới đang áp dụng thành công một cách tiếp cận bền vững: chú trọng trước hết việc tạo ra một cơ chế hợp tác chặt chẽ và năng động giữa nhiều thành phần trong địa phương, mà đặc biệt là cơ chế ba nhà, hợp tác giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp, và các viện, trường, để phát huy được sức mạnh tập thể và sự sáng tạo của cả cộng đồng,

Lợi ích Thành phố thông minh

đồng thời tùy vào bức tranh toàn cảnh, bản chất của nền kinh tế – xã hội, thế mạnh của địa phương mà cùng vạch ra các mục tiêu đột phá để triển khai một cách đồng bộ, đặt con người chứ không phải công nghệ là trọng tâm,

mang lại lợi ích chung cho các bên. Bình Dương đã hoạch định chiến lược kinh tế – xã hội hướng tới TPTM theo cách tiếp cận này, trên nền tảng nghiên cứu thách thức và cơ hội, tiềm năng của tỉnh để ứng dụng một cách sáng tạo các mô hình quốc tế, mà điển hình ở đây là mô hình ba nhà học tập từ thành phố kết nghĩa Eindhoven, Hà Lan.

TPTM, trong cách tiếp cận của Bình Dương, có thể được hiểu là một hệ sinh thái năng động, sáng tạo, kết nối, trong đó tất cả các thành tố đều liên tục cải tiến, đổi mới và tối ưu hóa.

Forbes Việt Nam Khái niệm Thành phố thông minh ở Việt Nam

Vậy ở Việt Nam có những nơi nào đang triển khai TPTM?

Khái niệm Thành phố thông minh ở Việt Nam có gì khác thế giới

 

  • Phan Thanh Sơn: Từ cuối thập kỷ 1990, Việt Nam có một số dự án về TPTM như công viên phần mềm Quang Trung, công viên công nghệ cao SG (SGTH), khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Giai đoạn 2000 – 2010, các thành phố như Đà Nẵng, Hải Phòng, TP. HCM… có các khởi xướng, đề xuất về xây dựng TPTM.
  • Sau năm 2010, làn sóng thứ ba của TPTM lan đến hơn 20 thành phố lớn, nhỏ ở Việt Nam như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Dương. Có một số thành phố có cách đi đặc biệt như Bình Dương. Có thành phố tiếp cận từ trên xuống với đầu tư bài bản trong bước tư vấn rồi hình thành kiến trúc tổng thể và danh mục các dự án cần thực hiện.
  • Có những thành phố đưa ra chủ trương chung còn các dự án thực hiện từ dưới lên có thể có hay không thiết kế tổng thể, tích hợp tổng thể. Có một số thực hiện theo mô hình lai, tức là cả từ dưới lên và trên xuống. Theo hiểu biết của tôi, các TPTM thành công thường nghiêng về mô hình lai nhiều hơn.