Gia đình cẩu nhà cổ hơn 100 tuổi lên nóc biệt thự

“Ngôi nhà cổ này đã hơn 100 năm. Là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của gia đình từ đời cụ, ông bà, bố mẹ, con, cháu. Vì vậy tâm niệm của vợ chồng tôi là phải giữ gìn giá trị truyền thống đồng thời thay đổi cho phù hợp hơn với thực tế của gia đình”, chị Quỳnh Liên nói về ngôi nhà cổ đậm chất vùng quê đồng bằng Bắc Bộ với ba gian hai chái của gia đình mình.

Biệt thự với ngôi nhà cổ của gia đình chị Liên nhìn từ trên cao.

Chị Liên không rõ ngôi nhà cổ được xây chính xác từ năm nào, “chỉ biết có từ đời cụ”.

Ngôi nhà cổ rộng khoảng 100 m2. Chúng nằm trên mảnh đất hơn 500 m2 Đây là nơi gia đình chị Liên ở suốt nhiều năm.

Năm 2020, do nhu cầu sử dụng của sáu thành viên tăng lên. Vợ chồng gia chủ quyết định xây một căn biệt thự năm tầng, mỗi sàn rộng 460 m2 và đưa ngôi nhà cổ lên cao. Ngoài mục đích lưu giữ truyền thống, gia đình bốn đời làm nghệ thuật cũng muốn tạo nên sự khác biệt mà hòa hợp giữa cổ và kim. Để “ngôi nhà như một tác phẩm thể hiện tình yêu, sự đoàn kết của gia đình và tôn trọng cội nguồn”. Gia đình cẩu nhà cổ hơn 100 tuổi lên nóc biệt thự.

Gia đình cẩu nhà cổ hơn 100 tuổi lên nóc biệt thự

Ngôi nhà cổ được di dời từ mặt đất lên tầng bốn của biệt thự mới xây.

Để di dời ngôi nhà cổ, đầu tiên, gia đình chị Liên nhờ đội ngũ thợ gỗ lành nghề đến nghiên cứu. Sau đó, ghi nhớ các chi tiết, cấu kiện thật kỹ. Sau đó, họ tháo dỡ toàn bộ ngói, cột kèo, vách rồi đưa về làng nghề Quốc Oai cho thợ cả soạn, kiểm tra phần gỗ nào hỏng theo thời gian thì tìm gỗ thay thế. Sau khi đã đủ nguyên liệu, ngôi nhà được dựng lên đúng như nguyên mẫu và kiểm tra, bổ sung chi tiết cho hoàn chỉnh. Khi gia chủ đã thực sự ưng ý, căn nhà lại tháo ra rồi đưa về công trình, cẩu lên tầng bốn lắp dựng.

“Điều khó khăn nhất là không được làm gãy, vỡ, sứt các họa tiết hoa văn trên gỗ. Hơn nữa, phải phục dựng sát nhất với nguyên mẫu từ thời cụ để lại”, chị Liên chia sẻ.

Trong quá trình di dời nhà cổ, gia chủ cũng vấp phải những sự phản đối. Một số người khuyên nhà cổ phải để ở mặt đất hoặc dỡ nhà cổ sợ “động long mạch”. Nhưng vợ chồng chị Liên vẫn quyết định làm theo phương án đã chọn.

Tổng quá trình di dời, phục dựng, lắp dựng căn nhà cổ tốn khoảng 8 tháng với chi phí một tỷ đồng. Gia đình cẩu nhà cổ hơn 100 tuổi lên nóc biệt thự

Gia đình cẩu nhà cổ hơn 100 tuổi lên nóc biệt thự

Không gian bên trong ngôi nhà cổ.

Hiện nay, ngôi nhà cổ trở thành cầu nối gắn kết gia đình chị Liên. Đây là nơi họ hàng, con cháu gặp gỡ mỗi khi nhà có việc hoặc ngày lễ, giỗ, tết.

Nó cũng được dùng làm chỗ trưng bày các tác phẩm điêu khắc tôn giáo. Đây là không gian sống mới cho bố mẹ chồng chị Liên. Đây là nơi để họ tận hưởng cơ sở vật chất hiện đại mà vẫn gần gũi. Xung quanh nhà cổ, gia chủ trồng nhiều cây ăn quả như mít, ổi, táo, khế và đặt hồ nước phong thủy, tạo cảm giác như đang ở mặt đất.

“Mỗi sáng sớm, chiều và tối, chúng tôi lại lên đây tập thể dục, trồng cây, tỉa hoa thư giãn, cảm giác như ở trong ngôi nhà hồi xưa”, chị Liên chia sẻ. “Ngôi nhà cổ cũng là niềm tự hào của chúng tôi khi kết hợp được cổ truyền và hiện đại một cách thuận mắt, hợp lý”. Gia đình cẩu nhà cổ hơn 100 tuổi lên nóc biệt thự

Ngoài điểm nhấn là tầng bốn với nhà cổ, các tầng khác của căn biệt thự cũng được gia chủ chăm chút. Tầng một là phòng trưng bày tác phẩm điêu khắc. Chúng có khu vực sáng tác nghệ thuật như vẽ tranh, nặn tượng và hồ cá, vườn cây. Tầng lửng trưng bày tranh của bố chồng chị Liên là họa sĩ Nguyễn Văn Chư.

Tầng hai là khối văn phòng của công ty điêu khắc do chị Liên và chồng làm chủ. Trên tầng ba, gia chủ bố trí không gian sinh hoạt chung cùng ba phòng ngủ.

Tầng năm dùng phòng tập thể thao, phòng kỹ thuật. Sân thượng được thiết kế như công viên thu nhỏ.

Để tham khảo thêm các thông tin chi tiết về lĩnh vực này. Bạn có thể tham khảo qua Website https://bietthulienkedep.com/ nhé!